Bài 3: Những điều hiểu biết về công cụ quản lý dự án có tên Maven

Tình huống:

Khi bắt đầu một dự án trong giai đoạn hiện này thật hiếm khi ta thấy đội phát triển (dev team) nào lại code từ đầu mọi thứ, nghĩa là mọi thứ bắt đầu từ con số 0. Bắt đầu từ những dòng code đầu tiên.

Không ai tốn thời gian để ngồi thiết kế lại cái bánh xe bò trong khi nó đã có.

Nếu dự án của bạn có một số chức năng như A, B, C, D.... nhưng thật may mắn ở đâu đó đã có những đoạn mã xử lý một số công đoạn nào đó trong chức năng A của bạn thì thật ko dại gì ngồi mà viết lại nó. Việc của bạn chỉ đơn giản là tải gói tài nguyên ( resource) đó về và dùng.

Không có gì để nói nếu như số resource trong dự án bạn dùng ko nhiều. Khi nhận source code ( mã nguồn) từ thành viên khác bạn phải ngồi setup đúng với các resource mà người trước đã dùng.

Tốn thời gian để tìm và tải các gói jar ( một dạng thư viện được đóng gói có chứa chức năng nhất định mà bạn cần) sau đó setting up chúng vào class path để biên dịch và chạy chương trình.

Bạn nghĩ thế nào nếu số lượng các file jar đó lên cả trăm files.... tìm kiếm và tải về thôi đã mệt chết, chưa tính tới việc nó bị xung đột. Kể cả khi bạn có một cái gói gọi là All in One thì di chuyển nó qua máy khác cũng khó khăn khi mà dung lượng của nó lên cả GB.

Mỗi lần thay đổi version cho các resource này, nó dễ kéo theo việc out of date của các gói liên quan khác.

Để giải quyết vấn đề này Maven như một sự lựa chọn hữu hiệu cho việc quản lý các resource này.

Chi tiết việc dùng maven tạo dự án và các nó quản lý các gói jar ( dependency) như thế nào sẽ có trong bài 4.

Resource: Là những tài nguyên sẵn có để dùng cho dự án.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tự động hoá kiểm thử với WebDriver/RestAssured(Rest API) và Serenity BDD

Bài 2: Cài đặt môi trường và công tác chuẩn bị

khóa học Selenium WebDriver online cho cá nhân